T2 - CN 8:00 AM - 21:00 PM

0961922993

congtycsx@gmail.com

Bệnh bụi phổi - nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh đơn giản mỗi ngày

Bộ Y tế thống kê rằng, nước ta có gần 28.000 người lao động mắc bệnh bụi phổi, nhưng thực tế con số có thể cao hơn gấp nhiều lần. Trong danh sách 30 nghề nghiệp nằm trong danh mục thanh toán bảo hiểm y tế, bệnh bụi phổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 74% các trường hợp.

Các chuyên gia chuyên khoa hô hấp cũng chỉ rõ, bệnh bụi phổi làm xơ cứng buồng phổi, người bệnh có nguy cơ mất khả năng lao động, thậm chí đe dọa tính mạng. Vì vậy, hiểu rõ nguy cơ, nhận ra hậu quả để phòng tránh từ những thói quen sinh hoạt đơn giản hàng ngày như đeo khẩu trang chất lượng có khả năng ngăn ngừa bụi mịn khi đi ra ngoài hay hạn chế đến những nơi nhiều khói xe, bụi công trường, khói thuốc...là việc cần thiết.

I. Bệnh bụi phổi

Bụi phổi là tình trạng tích tụ bụi bẩn nhiều năm trong phổi và tiến triển thành bệnh. Khi phổi của người bệnh không thể loại bỏ tất cả hạt bụi này sẽ dẫn đến tình trạng viêm phổi, có thể gây ra các mô sẹo. Bệnh cũng gây tổn thương các mạch máu và túi khí (phế nang) trong phổi, khiến các mô bao quanh túi khí và đường dẫn khí trở nên dày hơn, cứng hơn. Tình trạng này được gọi là bệnh phổi kẽ, lúc này người bệnh có thể gặp các triệu chứng khó thở nặng hơn.

Bệnh bụi phổi xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau, tùy vào loại bụi trong phổi của người bệnh. Trong đó, thường gặp nhất là bệnh bụi phổi amiăng, bệnh bụi phổi silic và bệnh bụi phổi công nhân than (còn được gọi là CWP hoặc phổi đen). Các bệnh này xảy ra khi người bệnh hít phải amiăng, bụi silic và bụi mỏ than.

Bệnh bụi phổi có thể xuất hiện ở dạng đơn giản hoặc phức tạp. Ở trường hợp đơn giản, trên phim X-quang có thể xuất hiện các mô sẹo nhỏ dưới dạng các vòng tròn và dày lên, còn được gọi là nốt sần. Trường hợp bệnh tiến triển phức tạp, gây biến chứng, phổi có rất nhiều sẹo được gọi là xơ hóa phổi.

Thường những hạt bụi xâm nhập vào phổi phải mất nhiều năm mới hình thành, phát triển thành bệnh bụi phổi. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh có thể tiến triển nhanh chỉ sau một thời gian ngắn người bệnh hít một lượng lớn bụi vào phổi, đặc biệt là bụi phổi silic. Bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến suy giảm chức năng của phổi, suy thoái các cơ quan nội tạng, tàn phế và nguy cơ đe dọa tính mạng.

II. Nguyên nhân dẫn đến bệnh bụi phổi

Nguyên nhân chính của bệnh bụi phổi là do người bệnh tiếp xúc với những vật liệu có khả năng phát tán thành những hạt rất nhỏ và xâm nhập vào phổi. Có rất nhiều loại bụi, trong đó thường gặp nhất là amiăng, bụi than và phổ biến nhất là silic.

Silic được tìm thấy trong cát, sa thạch, granite, đá phiến, kim loại và quặng than. Chuyên gia nhận định, bệnh bụi phổi silic hình thành và tiến triển chậm, thường xảy ra sau khoảng 5-10 năm người bệnh tiếp xúc với loại bụi này.

 

III. Triệu chứng của bệnh bụi phổi

Triệu chứng của bệnh khác nhau tùy theo tác nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Người bệnh có thể không có triệu chứng gì hoặc có triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng thường gặp nhất là: ho khan hoặc ho khạc đờm đen; có thể ho ra máu vào buổi sáng; cảm giác đau nhói ở ngực, tức ngực; khó thở, hụt hơi.

Chuyên gia cho biết: "Bụi phổi nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Ngay cả khi người bệnh đã được điều trị nhưng không được chăm sóc tốt, không phòng ngừa các nguy cơ làm bệnh tái phát vẫn có thể gây biến chứng".

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh bụi phổi thường gặp gồm: viêm phế quản mạn tính; suy hô hấp; ung thư phổi; bệnh lao phổi; tâm phế mạn.

 

IV. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh bụi phổi

 

Bất kỳ ai tiếp xúc trực tiếp với bụi đều có nguy cơ hít bụi vào phổi dẫn đến mắc bệnh bụi phổi. Một nghiên cứu cho thấy khoảng 16% công nhân khai thác than ở Mỹ có thể mắc phải tình trạng xơ hóa kẽ do bụi than.

Bên cạnh đó, có một số yếu tố nguy cơ khác gồm: người thường xuyên hút thuốc lá; người tiếp xúc với bụi ở mức độ cao; người tiếp xúc với bụi trong thời gian dài.

Khi có các triệu chứng khó thở, ho dai dẳng kéo dài, ho khan hoặc ho có đờm đen, hoặc người bệnh nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bụi phổi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả kịp thời.

V. Chủ động phòng bệnh bụi phổi từ thói quen dùng khẩu trang chất lượng tốt

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh bụi phổi. Vì vậy, người bệnh nên ngưng hút thuốc lá nếu có thói quen này, tránh tiếp xúc với bụi, giúp cho việc điều trị bệnh bụi phổi hiệu quả hơn. Trong trường hợp do đặc tính công việc, cần thực hiện các biện pháp bảo vệ đường thở cần thiết như quần áo, khẩu trang, kính mát..., thăm khám định kỳ để sớm phát hiện bệnh.

Môi trường sống ở các thành phố lớn của nước ta nhìn chung là mật độ dân số đông, đi lại nhiều và đặc biệt các công trình xây dựng mọc lên khắp nơi nên không khí bị ô nhiễm, bụi mịn nhiều. Do đó việc phòng ngừa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mỗi người nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, nhất là sau khi tiếp xúc với bụi bẩn; không hút thuốc lá; tránh hút khói thuốc bị động đồng thời khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bất thường. Việc cần thiết để ngăn ngừa bụi mịn đó là nên lựa chọn loại khẩu trang chất lượng tốt, có nhiều lớp với khả năng ngăn ngừa bụi mịn, mà vẫn thông thoáng dễ chịu khi đeo trong thời gian dài. Người dùng cũng cần đeo khẩu trang đúng cách để khẩu trang phát huy tối đa công năng tác dụng bảo vệ ngăn ngừa bụi mịn.

Trên thị trường có rất nhiều loại khẩu trang tốt nhưng có một loại khẩu trang được nhiều người tin dùng trong suốt thời gian vừa qua đó là khẩu trang nano bạc Misu do công ty G.life sản xuất. Khẩu trang nano bạc Misu được cấu tạo với 4 lớp bảo vệ. Lớp ngoài cùng là vải đặc biệt, có khả năng kháng giọt bắn, ngăn ngừa bụi mịn đến hơn 90 % nhưng vẫn tạo độ lưu thông không khí. Lớp trong cùng là vải lưới mềm, thoáng khí tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Lõi lọc 2 lớp may liền tẩm nano bạc. Lớp lõi này được cấu tạo từ loại bông cao cấp nhập khẩu từ Hàn Quốc và vải không dệt tăng cường. Với cấu tạo đặc biệt như vậy nên chiếc khẩu trang này không chỉ có khả năng kháng vi khuẩn, vi rus mà còn ngăn ngừa giọt bắn, khói xe, bụi mịn hiệu quả tối đa. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ lây bệnh hô hấp nói chung và bệnh bụi phổi nói riêng cho người dùng. Dây đeo thiết kế mềm mại và có nút điều chỉnh, giúp người dùng đeo thoải mái và thông thoáng dễ chịu trong thời gian dài.

Hãy gọi cho chúng tôi để biết thêm các thông tin cụ thể về chiếc khẩu trang giúp bạn và người thân của mình chủ động bảo vệ sức khỏe trong môi trường nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, ô nhiễm, khói xe, bụi mịn như hiện nay nhé. 
(Tổng hợp)

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

XỊT MŨI HỌNG THẢO DƯỢC NANO BẠC GREEN COOL 08/08/2022

XỊT MŨI HỌNG THẢO DƯỢC NANO BẠC GREEN COOL

Đề phòng các bệnh trẻ hay mắc vào mùa mưa 31/05/2022

Đề phòng các bệnh trẻ hay mắc vào mùa mưa

Những thói quen tưởng tốt mà hại sức khỏe 17/05/2022

Những thói quen tưởng tốt mà hại sức khỏe

Phòng và xử lý viêm họng đúng cách để trẻ không bị biến chứng nguy hiểm 11/05/2022

Phòng và xử lý viêm họng đúng cách để trẻ không bị biến chứng nguy hiểm