T2 - CN 8:00 AM - 21:00 PM

0961922993

congtycsx@gmail.com

Liên cầu khuẩn gây viêm họng cấp ở trẻ và cách phòng bệnh hiệu quả

Nhiều loại vi khuẩn và virus có thể gây ra viêm họng mủ ở trẻ nhỏ. Trong đó, Streptococcus pyogenes, còn được gọi là Streptococcus nhóm A hoặc liên cầu nhóm A, gây ra viêm họng cấp tính được gọi là viêm họng liên cầu.

 

1. Viêm họng mủ ở trẻ do liên cầu khuẩn

Theo các bác sĩ làm việc trong môi trường chăm sóc cấp cứu hay phòng khám thì bệnh viêm họng cấp tính là một trong những lý do đến khám phổ biến nhất tại đây. Thông thường, tỷ lệ mắc bệnh đạt đỉnh điểm là ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, chiếm gần 50% tổng số lần khám hàng năm. Mặc dù tỷ lệ thường gặp khá cao, có một số lượng lớn các trường hợp bị viêm họng nói riêng và nhiễm khuẩn hô hấp nói chung có tác nhân là do virus và tự giới hạn. Tuy nhiên, liên cầu nhóm A là căn nguyên do vi khuẩn phổ biến nhất đối với viêm họng cấp tính, chiếm 5% đến 15% tổng số ca người lớn và lên đến 20% đến 30% tổng số ca bệnh nhi.

Liên cầu nhóm A là một loại cầu khuẩn gram dương rất dễ phát triển trong môi trường nuôi cấy, mọc thành chuỗi. Đây là tác nhân vi khuẩn gây viêm họng phổ biến nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên với tỷ lệ mắc cao nhất vào mùa đông và đầu mùa xuân. Hơn nữa, viêm họng mủ ở trẻ do liên cầu khuẩn cũng phổ biến hơn ở trẻ em trong độ tuổi đi học hoặc ở những người có quan hệ trực tiếp với trẻ em trong độ tuổi này.

( Liên cầu khuẩn nhóm A)

 

2. Triệu chứng thường gặp của viêm họng mủ ở trẻ do liên cầu khuẩn

Triệu chứng thường gặp của viêm họng mủ ở trẻ do liên cầu khuẩn là trẻ thấy đau cổ họng, đau tăng khi nuốt dẫn đến ăn kém, bỏ ăn; quan sát thấy họng có màu đỏ và amidan sưng, đôi khi xuất hiện các đốm trắng hay vết mủ trên bề mặt họng. Ngoài ra, trẻ có thể sốt kèm theo sưng đau các hạch ở vùng cổ, nhức đầu, mệt mỏi và phát ban trên da.

Tuy nhiên, các dấu hiệu trên không phải là đặc hiệu cho viêm họng mủ ở trẻ do liên cầu khuẩn. Thực vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ riêng tiền sử và khám sức khỏe thông thường là không giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác viêm họng do tác nhân liên cầu khuẩn mà có thể nhầm lẫn với các tác nhân khác. Dù vậy, nếu trẻ có tiền sử bao gồm đau họng, đột ngột sốt, không ho và đã có tiếp xúc với người bị viêm họng do liên cầu khuẩn trong vòng 2 tuần trước đó có thể gợi ý đến viêm họng do tác nhân này tăng cao hơn. Đồng thời, các hình ảnh khi soi hầu họng như phù nề, giả mạc hay chấm xuất huyết cũng là các gợi ý có giá trị.

(Họng trẻ sưng đau có mủ sau khi nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A)

Các biến chứng có thể gặp trong bệnh lý viêm họng mủ ở trẻ do liên cầu khuẩn bao gồm viêm mô tế bào hoặc áp xe amidan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng hoại tử, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, áp xe não và viêm tắc tĩnh mạch nhiễm khuẩn tĩnh mạch thừng tinh. Bên cạnh đó, các biến chứng không thể chữa khỏi của viêm họng do liên cầu khuẩn ở trẻ là sốt thấp khớp cấp, viêm khớp phản ứng sau liên cầu, sốt ban đỏ, hội chứng sốc nhiễm độc do liên cầu, viêm cầu thận cấp và rối loạn tâm thần kinh tự miễn ở trẻ em liên quan đến liên cầu nhóm A.

3. Cách phòng ngừa viêm họng mủ ở trẻ do liên cầu khuẩn như thế nào?

- Cần chăm sóc trẻ khoa học hợp lý để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng của trẻ.

- Đảm bảo môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, bao gồm cả việc vệ sinh thường xuyên các dụng cụ ăn uống sinh hoạt vui chơi của trẻ. Một cách đơn giản và hiệu quả nhất mà bố mẹ có thể làm đó là sử dụng Dung dịch kháng khuẩn đa năng nano bạc G.life để phun khử khuẩn toàn bộ không gian sống và vui chơi của trẻ. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng dung dịch nano bạc đã pha theo tỉ lệ hướng dẫn trên chai để lau, xịt, ngâm rửa đồ vật trong sinh hoạt hàng ngày như bát, đĩa, chén, đũa, thìa, dĩa, thớt, chai, lọ, hộp đựng, bàn chải đánh răng…của gia đình cũng như các đồ dùng cho bé như bình sữa, núm ti giả, bát chén, đồ chơi, khăn, tã lót…. để khô tự nhiên không cần tráng lại với nước.

- Hướng dẫn con trẻ các thói quen vệ sinh tốt và các thói quen hô hấp đúng cách có thể giúp làm giảm sự lây lan của tất cả các loại nhiễm trùng do liên cầu nhóm A. Trong đó, vệ sinh tay có vai trò đặc biệt quan trọng sau khi ho và hắt hơi và trước khi chế biến thức ăn hoặc ăn uống. Đối với thói quen hô hấp đúng cách bao gồm che miệng khi ho hoặc hắt hơi, trẻ cần được hướng dẫn và luyện tập từ lúc nhỏ.

Lưu ý nên rửa tay sạch sẽ cho bé thường xuyên như dùng dung dịch gel sạch khuẩn nano bạc G.life. Thói quen rửa tay sạch sẽ là biện pháp hiệu quả giúp giảm nguy cơ bị lây các bệnh do vi khuẩn vi rus cho con bạn nhé. Đây là loại gel rửa tay khô rất hiệu quả và tuyệt đối an toàn mà rất tiện lợi. Chỉ một giọt dung dịch nhỏ, giúp đôi bàn tay nhỏ xinh của con trẻ được bảo vệ trong suốt thời gian dài cho đến khi rửa lại với nước. Dung dịch này không những giúp mềm mại da tay mà còn lưu lại mùi hương thơm tự nhiên giúp trẻ thư giãn.

(Tạo thói quen dùng nước súc miệng nano bạc G.life cho trẻ sau khi đánh răng)

Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng nước súc miệng trẻ em nano bạc G.life cho các con cũng là một trong những biện pháp phòng bệnh do liên cầu khuẩn hay các nhiễm khuẩn hô hấp khác nhé. Đối với các trẻ nhỏ chưa thể tự súc miệng được, bạn có thể lau sạch khoang miệng cho con sau khi ăn bằng dụng cụ chuyên dụng với nước súc miệng nano bạc trên. Nếu các con có thể tự súc miệng được thì bạn hướng dẫn con thực hiện đúng cách để tăng cường hiệu quả phòng bệnh bạn nhé. Các hạt nano bạc với tính năng diệt sạch vi khuẩn, virus, giúp khoang miệng luôn sạch sẽ thơm mát và đặc biệt xử lý nhanh chóng khu vực viêm nhiễm hiệu quả, làm dịu bớt cảm giác đau họng để trẻ ăn uống dễ dàng hơn.....

4. Làm cách nào để điều trị viêm họng mủ ở trẻ do liên cầu khuẩn?

Các mục tiêu chính của việc điều trị viêm họng mủ ở trẻ do liên cầu khuẩn bao gồm rút giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của trẻ, ngăn ngừa các biến chứng cấp tính và biến chứng muộn cũng như ngăn ngừa sự lây lan của bệnh sang người khác.

Gia đình nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi thấy các con có dấu hiệu của bệnh.

Nêú thấy trẻ bị ho lâu ngày chưa khỏi nên đưa trẻ đi khám đặc biệt khi thấy các bé có nhiều triệu chứng khó chịu. Nếu cần, có thể cho trẻ viêm họng mủ sử dụng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong 24 giờ hoặc lâu hơn mới có thể loại bỏ khả năng truyền vi khuẩn ra môi trường xung quanh.

Tóm lại, nhiễm khuẩn hô hấp với bệnh lý viêm họng mủ do liên cầu khuẩn ở trẻ là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến trong độ tuổi này. Phòng bệnh với các bước như trên là một việc làm quan trọng cần tạo thành thói quen hàng ngày và điều trị tích cực với kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi trẻ có các biểu hiện của bệnh không chỉ giúp giảm thiểu mức độ của triệu chứng, giảm khả năng lây lan cũng như phòng tránh được các biến chứng về sau của trẻ bạn nhé.
(Tổng hợp)

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

XỊT MŨI HỌNG THẢO DƯỢC NANO BẠC GREEN COOL 08/08/2022

XỊT MŨI HỌNG THẢO DƯỢC NANO BẠC GREEN COOL

Đề phòng các bệnh trẻ hay mắc vào mùa mưa 31/05/2022

Đề phòng các bệnh trẻ hay mắc vào mùa mưa

Những thói quen tưởng tốt mà hại sức khỏe 17/05/2022

Những thói quen tưởng tốt mà hại sức khỏe

Phòng và xử lý viêm họng đúng cách để trẻ không bị biến chứng nguy hiểm 11/05/2022

Phòng và xử lý viêm họng đúng cách để trẻ không bị biến chứng nguy hiểm